Số lượng em bé nhỏ hơn hoặc bằng số lượng người lớn.
Điểm đi và điểm đến không được trùng.
Bạn chưa chọn chuyến bay lượt đi.
Bạn chưa chọn chuyến bay lượt về.
Bạn chưa chọn chuyến bay.

May mắn ngày Tết ở các nước Châu Á

Cùng chủ đề :

May mắn ngày Tết ở các nước Châu Á. Giống như Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á cũng đón tết Âm lịch. Hầu như ở khắp các nước trên thế giới, theo truyền thống của từng nền văn hóa, người ta đều tin rằng, ngày khởi đầu cho một năm mới, được ăn những món ăn “may mắn” thì sẽ mang lại niềm vui, may mắn cho cả năm.

Việt Nam

Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng. Đối với người Việt, những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên. Từ những ý nghĩa sâu xa đó, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt từ hàng nghìn năm trước.

man-man-ngay-tet-o-cac-nuoc-chau-a

Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng. Ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, bên cạnh bánh chưng, người dân còn gói bánh tét. Loại bánh này có nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng được gói hình trụ. Vào những ngày cận tết, người Việt thường quây quần bên nồi bánh chưng, vừa nấu bánh vừa hàn huyên tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong năm cũ và nói lên những mong muốn trong năm mới.

Ấn Độ

Người Ấn Độ không ăn những món ngọt dịp đầu năm mà thay bằng các loại trái cây đắng, họ quan niệm vị đắng mới đem lại may mắn đầu năm.

man-man-ngay-tet-o-cac-nuoc-chau-a1

Điều đặc biệt là gia vị đặc trưng của món ăn ngày Tết được nêm nếm gấp đôi ngày thường, vị cay sẽ thật cay còn bánh kẹo sẽ thật ngọt. Người Ấn tin rằng, các món ăn này sẽ đuổi được ma quỷ thường quấy quả họ trong công việc làm ăn. Họ cũng thường uống trà pha sữa trâu bò để mong năm mới ngọt ngào, suôn sẻ.

Trung Quốc

Tùy theo vùng miền mà món ăn “may mắn” ở Trung Quốc rất khác nhau. Người miền Bắc có thói quen ăn sủi cảo vào đêm giao thừa và sáng mùng Một. Sủi cảo xuất hiện từ hơn 1.800 năm trước với mục đích ban đầu là… chữa bệnh.

Thời Đông Hán có vị lương y dùng mì miếng lớn gói thực phẩm tính nhiệt để cân bằng các dược phẩm mang tính hàn. Đến đời nhà Minh và nhà Thanh, món ăn này mới trở nên phổ biến.

man-man-ngay-tet-o-cac-nuoc-chau-a2

Sủi cảo có hình dạng như nén bạc, ngụ ý tiền bạc vào đầy nhà. Nhân sủi cảo cũng đa dạng, nhân rau trộn thịt đồng âm với “có của”, nhân ngọt tượng trưng cho năm mới ngọt ngào tốt đẹp, nhân đậu phộng có ý nghĩa trường thọ…

Người miền Nam lại có tập tục ăn chè trôi nước, với ước mong gia đình đoàn viên, phúc thọ mỹ mãn. Ngoài ra, bữa cơm cuối năm của người Trung Quốc thường không thể thiếu món cá, do từ “cá” đồng âm với từ “dư”, với ngụ ý “năm nào cũng dư thừa”.

Hàn Quốc

Trong những ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc sẽ nấu canh Tteokguk (gồm bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành hoa). Mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới.

man-man-ngay-tet-o-cac-nuoc-chau-a3

Du lịch Hàn Quốc dịp Tết Nguyên đán du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món canh Tteokguk cùng với kim chỉ cải thảo hoặc kim chỉ củ cải trắng vô cùng hấp dẫn.

Mông Cổ

Người Mông Cổ gọi Tết là Tsagaan Sar, có nghĩa là “mặt trăng trắng”. Tết Mông Cổ được tính theo lịch Tạng, nên mỗi năm khi gần Tết thường có nhiều tranh cãi nên chọn ngày nào là thích hợp. Người Mông Cổ ăn Tết không thể thiếu bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, bánh ngọt và trà sữa.

Đặc biệt bánh buuz (giống như bánh bao) là món ăn quý dành để đãi khách. Bánh buuz không lớn, thường có nhân bằng thịt cừu và ít rau cải, vỏ bằng bột mì không lên men. Khi ăn phải hút hết dầu rồi mới thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh.

man-man-ngay-tet-o-cac-nuoc-chau-a4

Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị loại bánh ngọt đặc sắc, được xếp thành tầng theo số lẻ, nhiều nhất là chín tầng và ít nhất là ba tầng, ở giữa điểm xuyết thêm phô mai hoặc kẹo mứt. Do người Mông Cổ không ăn thịt heo nên mâm cỗ Tết thường có thịt cừu hoặc thịt dê nướng nguyên con, đặt trong khay gỗ lớn, mùi vị vô cùng hấp dẫn.

Thái Lan

Tết năm mới của Thái Lan thường bắt đầu từ giữa tháng 4 dương lịch. Món ăn trong ngày Tết của họ thường đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng giúp cơ thể sung mãn, tinh thần minh mẫn trong ngày đầu năm. Thành phần chế biến các chất trên hoàn toàn tới từ các vùng nhiệt đới, có pha thêm chút nguyên liệu ngoại nhập, chủ yếu tới từ các vùng miền nam Trung Quốc, ấn Độ và một số nước Đông Nam á.

 

Tuy nhiên, trong món ăn đó không thể thiếu gạo, thành phần chính trong các món ăn của người Thái, sản phẩm cung cấp nhiều ca lo, ngoài ra, cũng cần nhiều gia vị phẩm màu khác. Những nguyên liệu khác không thể thiếu, đó là bột cà ri, nước sốt, rau trái cây, bột dinh dưỡng. Để món ăn trên ngon và hấp dẫn thì không thể thiếu món đùi gà. Thịt thường được ướp với gia vị từ ban đêm. Đến sáng, khi gia vị ngấm vào thịt thì được mang nướng trên bếp hồng.

 Công ty TNHH VMB Nam Phương
10C5 Đường D1, P.25, Q. Bình Thạnh
Tel : 1900 63 6060 – 091 30 30 802
info@vemaybaynamphuong.com

Vé máy bay giá rẻ

Một chiều Khứ hồi
Âm lịch:
Âm lịch:
Hướng dẫn đặt vé