Số lượng em bé nhỏ hơn hoặc bằng số lượng người lớn.
Điểm đi và điểm đến không được trùng.
Bạn chưa chọn chuyến bay lượt đi.
Bạn chưa chọn chuyến bay lượt về.
Bạn chưa chọn chuyến bay.

Tết nguyên đán và những điều kiêng kị

Cùng chủ đề :

Tết nguyên đán và những điều kiêng kị. Tết Nguyên đán  là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Ngày Tết thường mọi người sẽ kiêng kị một số thứ với mong muốn gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.  

tet-nguyen-dan-va-nhung-dieu-kieng-ki

Theo quan niệm trong ngày đầu năm  mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm  được hưởng phúc, do đó, người Việt cổ đặt ra hàng loạt điều kiêng kị.  Những kiêng kị này sau hàng ngàn năm có những mai một, nhiều điều kiêng không còn phù hợp với hiện tại, nhưng trái lại vẫn còn nhiều điều kiêng khiến chúng ta phải suy ngẫm kỹ càng.

Không quét nhà: Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân thì quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia đình sẽ nghèo túng. Vì Vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ đón năm mới.

tet-nguyen-dan-va-nhung-dieu-kieng-ki1

Không đổ rác: Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Nên người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mồng Một thì cũng hết tài lộc của gia đình.

Không cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kị người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.

tet-nguyen-dan-va-nhung-dieu-kieng-ki2

Không cho nước đầu năm: Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi ” Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành

Kị mai táng:  Gia đình có tang phải tạm gác nỗi buồn để lãng giềng vui tết, vì vậy có tục lệ “cất khăn tang” trong ba ngày Tết. Nhà có  đại tang kiêng đi chúc Tết, bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Không đi chúc Tết sáng mồng Một: Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.

Không làm đổ vỡ đồ dùng: Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kị.

Không tranh cãi, bất hòa: Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

tet-nguyen-dan-va-nhung-dieu-kieng-ki3

Tránh nói giông: Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “chết mất” hay “tiêu rồi”, “hỏng rồi”. Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.

Kiêng ăn món xui: Vào những ngày này, có nhiều món ăn được xem là kiêng kị mà bạn không nên dùng đến như trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ cả năm đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến.

tet-nguyen-dan-va-nhung-dieu-kieng-ki4

Trang phục: Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải rực rỡ sắc màu thể hiện sức sống vạn vật và con đàn cháu đống nên đầu năm thì phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ( hồng, đỏ, vàng, xanh…) , tạo nên sự  hứng khởi tươi vui. Chính vì vậy các màu tẻ nhạt u trầm thường kiêng, đặc biệt hai màu  trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, bị kiêng triệt để.

Không vay mượn đầu năm: Ngày đầu năm đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ.Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.

Kiêng xuất hành: Theo phong tục xông đất, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.; do vậy người xông đất là người được lựa chọn các tiêu chí sức khỏe tốt, tính tình hiếu thuận, đặc biệt đang phát tài để xông đất. Nếu không phải đối tượng được mời mà cứ tự nhiên đến vào thời điểm này sẽ không được tiếp đón niềm nở.

Cũng theo quan niệm này, ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kị, (ngày con nước) theo cách lý giải  đây là ngày nước xuống mọi việc sẽ mất sự nâng đỡ, mất sức mạnh của phong thủy phù trợ không thích hợp cho xuất hành.

 Công ty TNHH VMB Nam Phương
10C5 Đường D1, P.25, Q. Bình Thạnh
Tel : 1900 63 6060 – 091 30 30 802
info@vemaybaynamphuong.com

Vé máy bay giá rẻ

Một chiều Khứ hồi
Âm lịch:
Âm lịch:
Hướng dẫn đặt vé