Số lượng em bé nhỏ hơn hoặc bằng số lượng người lớn.
Điểm đi và điểm đến không được trùng.
Bạn chưa chọn chuyến bay lượt đi.
Bạn chưa chọn chuyến bay lượt về.
Bạn chưa chọn chuyến bay.

Ý nghĩa của nhang khói ngày Tết nguyên đán

Cùng chủ đề :

Ý nghĩa của nhang khói ngày Tết nguyên đán. Khói nhang ngày Tết là phong tục truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của Phật giáo. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng của con người với cõi tâm linh của trời đất. Đặc biệt vào những ngày tết, nén nhang lại là một điều không thể thiếu trong mỗi gia đình, đó là ước nguyện, là sự ấm cúng mỗi dịp xuân về.

y-nghia-cua-nhang-khoi-ngay-tet-nmguyen-dan

Ngày cuối năm, khi đi mua sắm các thứ để chuẩn bị cho ngày Tết, không ai không mua vài ba hộp nhang về cúng Phật, cúng ông bà Tổ tiên của mình.Ở chúng ta, khó ai diễn tả nỗi xúc động khi vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ vài nén nhang thơm để cùng tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người kính yêu đã khuất. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa, làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn.

Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân.

Trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đều tin tưởng ở thế giới bên kia, trong khoảng không gian vô định, có những hình ảnh, những con người đang hướng về chúng ta, đang ở bên chúng ta hằng ngày. Và khi thắp nén nhang lên, ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm với cả thế giới này và cả với thế giới vô hình kia nữa.

y-nghia-cua-nhang-khoi-ngay-tet-nmguyen-dan1

Theo lịch sử ghi lại, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.

Ngày nay việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Mary, Ông Bà, Tam Tiên Ông: Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài…

y-nghia-cua-nhang-khoi-ngay-tet-nmguyen-dan2

Ngày Tết đi lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc, những ông già, bà lão, các nam nữ thanh niên… khi thắp nhang lên bàn thờ Phật, miệng thường lâm râm khấn vái, cầu nguyện một năm mới được an khang thịnh vượng, phúc lộc khương ninh… Có thể nói đây là nét văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đã đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

y-nghia-cua-nhang-khoi-ngay-tet-nmguyen-dan3

Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, Tết đến mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân.

 Công ty TNHH VMB Nam Phương
10C5 Đường D1, P.25, Q. Bình Thạnh
Tel : 1900 63 6060 – 091 30 30 802
info@vemaybaynamphuong.com

Vé máy bay giá rẻ

Một chiều Khứ hồi
Âm lịch:
Âm lịch:
Hướng dẫn đặt vé